学生による茨城観光・生活紹介

Project

Giới thiệu về Chợ Maiwai/Giới thiệu về cửa hàng đặc sản hải sản Hùng Cúc

Ngày phỏng vấn:8 thg 9, 2022
Người phỏng vấn:Ami Sato, Noemi Sato, Takeshi Shoda

Chợ Oarai Maiwai

Địa chỉ:〒 311-1305 11-2 Minatochuo, Oarai-cho, Higashiibaraki-gun, Ibaraki Oarai Seaside Station
Số điện thoại:029-266-1147
Giờ làm việc:10: 00-19: 00 Mở cửa quanh năm (Ga ven biển)
Trang web:https://www.oarai-maiwai.com/

 

Tôi đã phỏng vấn Chợ Oarai Maiwai gần biển

Đặc điểm của nhà hàng

Bên ngoài cửa hàng

Bên trong cửa hàng

 

Kiểu khách hàng

Khách du lịch và người dân địa phương
Theo người chủ của cửa hàng thì đây là địa điểm mua sắm quà lưu niệm dành cho khách du lịch và người dân địa phương.

 

Các sản phẩm của cửa hàng, giá cả, kiểu khách hàng, các sản phẩm được ưa chuộng

Cửa hàng này có nhiều loại sản phẩm đặc sản của Ibaraki, bao gồm khoai lang sấy khô, các sản phẩm hải sản chế biến, đồ ngọt làm quà lưu niệm và rượu sake. Có rất nhiều loại nổi tiếng sản phẩm và sản phẩm đặc sản. Trong số đó, sinh viên đại học Ibaraki đã giới thiệu các sản phẩm được ưa chuộng tại cửa hàng.

1.benikoimo

Benikoimo là một loại thạch đậu ngọt có chứa khoai lang sấy khô, và món này đã giành được giải thưởng quà lưu niệm Ibaraki. Mẫu mã của mặt hàng này rất độc đáo: Hộp màu xanh dương tượng trưng cho Thái Bình Dương và dây bạc thể hiện đường chân trời. Đây là một sản phẩm được chọn trong danh mục lựa chọn thiết kế của Ibaraki. Khi các thành viên đi phỏng vấn đã thưởng thức nó, nó rất ngọt và ngon. Nó có giá 1400 yên với 4 miếng.

 

2.Cá mòi chiên

Cá mòi được đánh bắt ngoài khơi tại bờ biển Oarai được luộc trong nước muối. Sau đó chúng được đem đi đông lạnh. Do nó mới được chế biến nên nó không giống những loại bán được trong siêu thị. Đặc biệt nó rất bông. Món này được bán với giá 390 yên.
Ngoài ra còn có một gói hợp tác với Antlers. Người ta nói rằng “Kamaage Shirasu Don”( cá mòi- hơi giống với cá cơm của Việt Nam ) được ăn với thịt trắng, nước tương và wasabi trên cơm, rất dễ ăn và không có mùi tanh.

 

3.Hoshi rau và trái cây Hoshi

Rau và trái cây được cô đặc lại bằng cách loại bỏ thành phần nước trong chúng.
Cà chua và trái cây có vị ngọt đậm hơn. Nó có một hương vị đậm đà, vì vậy nó có thể được sử dụng như một món ngọt hoặc kho súp, và rất tốt cho sức khỏe. Ưu điểm là nó ngon ngay cả khi đã qua mùa vì nó được làm trong mùa mà không có chất phụ gia.

 

Nhiều sản phẩm khác được xếp bán tại cửa hàng. Trái cây và rau quả như rau và trứng được gửi từ thành phố lân cận Hokota và được khách hàng địa phương ưa chuộng. Ngoài ra, nhân viên nhà hàng cũng đến cửa hàng này để mua rau tươi.
Khoai lang khô và món bánh gạo khô rất được du khách ưa chuộng. Khoai lang sấy khô là một sản phẩm đặc biệt của Ibaraki. Nó chiếm 90% sản lượng khoai lang sấy khô của Nhật Bản. Gần đây, số lượng khoai lang khô mềm và dễ ăn đã tăng lên. Có thể nói rằng khoai lang sấy khô bán nhiều nhất ở chợ Maiwai trong suốt cả năm. Món bánh gạo khô được gói riêng nên rất dễ làm quà lưu niệm, thậm chí trẻ nhỏ cũng có thể ăn được nên nó là một lựa chọn không tồi khi chọn làm quà.
Cửa hàng xử lý nhiều loại sản phẩm biển, nông sản và sản phẩm chế biến từ tỉnh Ibaraki, nhưng vì thành phố Oarai có thỏa thuận thành phố hữu nghị với thành phố Nikaho ở tỉnh Akita, nên các sản phẩm đặc sản của Akita như Inaniwa Udon và Iburigakko cũng có sẵn tại cửa hàng. Đây cũng là những mặt hàng phổ biến của cửa hàng nhưng chúng đã được bán hết vào ngày phỏng vấn.

 

Ảnh hưởng của dịch Covid, sự thay đổi theo mùa và một số đề xuất cho người Việt Nam có thể thử trải nghiệm.

●Ảnh hưởng của dịch Covid
Do khủng hoảng của dịch Covid, lượng khách du lịch chủ yếu ghé thăm các cửa hàng đã giảm trong những năm gần đây. Tuy nhiên, có vẻ như những người dân địa phương thường sử dụng sản phẩm của cửa hàng và vẫn ghé thăm cửa hàng thường xuyên. Ngoài ra, năm nay là lần đầu tiên trong nhiều năm không hạn chế đi lại nên có rất nhiều du khách đến tham quan.

●Đề xuất của sinh viên đại học Ibaraki
Một trong những sản phẩm được đề xuất của sinh viên đại học Ibaraki là món bánh gạo khô được chứng nhận bởi thương hiệu Oarai. Vì được gói riêng nên nó là món quà lưu niệm phổ biến của công ty và hương vị của nó được nhiều thế hệ yêu thích, từ trẻ em đến người lớn.

●Sự thay đổi theo mùa

Do quán gần biển nên mùa hè ngoài những khách quen cũng rất nhiều khách du lịch ghé thăm. Từ tháng 6 đến tháng 8 là mùa thu hoạch dưa, các loại dưa ngon theo mùa được xếp bán tại cửa hàng. Khoai lang khô vào mùa từ tháng 10 đến tháng 11. Khoai lang khô và bánh kẹo làm từ chúng là những mặt hàng rất được ưa chuộng tại cửa hàng và đem lại doanh thu cao quanh năm.

Cửa hàng đặc sản hải sản Hùng Cúc

Địa chỉ:Cách 500m đi vào từ phía sau chợ Cầu Vồng quận Đồ Sơn
Số điện thoại liên hệ:0343-139-886
Giờ làm việc:7h sáng – 21h tối 

 

Nhóm 3 trường đại học Hải Phòng đã tới tiến hành phỏng vấn tại một cửa hàng nhỏ tại chợ Cầu Vồng thuộc quận Đồ Sơn.
Chợ Cầu Vồng nằm ở giữa trung tâm quận Đồ Sơn và cái tên cầu vồng cũng đã có từ rất lâu đời. Nơi đây bán rất nhiều các loại hải sản do chính tay người địa phương đánh bắt được như mực, ngao, tôm, cua… Cửa hàng mà chúng tôi ghé thăm là một trong các địa điểm hấp dẫn của mọi du khách khi đến chợ Cầu Vồng. Tại đây có cực kì nhiều loại hải sản tươi ngon làm quà cho người thân hoặc bạn bè. Đó chính là cửa hàng đặc sản hải sản Hùng Cúc.

Bên ngoài cửa hang

Đặc điểm của nhà hàng

Đã mở bán được hơn 6 năm và vô cùng thu hút khách hàng kể cả là khách du lịch hay địa phương.
Bởi vì cửa hàng này chỉ buôn bán những hải sản tươi sống do chính tay người chủ đánh bắt, vì vậy không gian của quán khá nhỏ và không có thêm nhân viên được thuê.
Các sản phẩm bán chủ yếu : các loại hải sản đã được sấy, phơi khô hoặc là các loại nước mắm lấy nguyên liệu chủ yếu từ hải sản tương sống. Đặc biệt, chị còn giới thiệu cho chúng tôi một số sản phẩm vô cùng được khách du lịch nước ngoài yêu thích và ghé qua mua nhiều lần. Tiêu biểu trong số đó chính là:

Đây là hai sản phẩm vô cùng được cả khách du lịch và địa phương yêu thích bởi vì nó được làm bằng 100% cá, mực, tôm sạch và tươi sống.

Sau khi gia đình chủ hộ đánh bắt được cá mực tươi sống này ở ngoài biển, họ sẽ sơ chế sạch sẽ và đem phơi khô trong khoảng từ 2 – 3 ngày. Đối với cá chỉ vàng, chủ quán cho biết họ ướp các với một loại nước sốt đặc biệt bao gồm đường, sa tế và ớt hạt, như vậy sau khi đem phơi ta sẽ được một các chỉ vàng khô có hương vị ngọt và cay vô cùng ngon.

Mực khô, cá khô nướng chấm cùng tương ớt

Những món cá khô, mực khô này thường thường thì khô thể ăn ngay mà chúng ta cần phải đem chao qua dầu sôi hoặc đem nướng, hương vị rất tuyệt vời. Chủ quán còn chia sẻ thêm, nếu ta có thể đem những sản phẩm này nướng trên bếp than hoặc củi thay vì dùng bếp ga, bếp điện, chấm cùng với một chút tương ớt thì vị ngon của nó sẽ nhân lên gấp đôi.

“Ruốc tôm được làm từ tôm tươi sống, đem luộc chần qua rồi giã nhuyễn, sau đó đem rang lên cùng mắm tỏa ra hương thơm rất thơm.” – chị chủ quán chia sẻ. Ruốc tôm này có vị rất đậm đà, ăn cùng với cơm nóng hoặc cháo trắng thì rất ngon. Trẻ em rất thích loại ruốc này.

 

Ảnh hưởng của dịch covid đối với cửa hàng

Nhóm 3 Đại học Hải Phòng đã có câu hỏi phỏng vấn về ảnh hưởng của dịch covid đối với cửa hàng. Chúng tôi biết được rằng trong thời gian dịch bệnh hoành hành cửa hàng đã gặp ảnh hưởng rất lớn vì không thể mở cửa buôn bán và lượng khách du lịch không có trong thời điểm đó nên quán rất khó khăn. Tuy nhiên hiện tại tình hình dịch tại Việt Nam đã ổn định, quán đã mở cửa bán hàng như bình thường từ hồi tháng 4 và với lượng khách du lịch động đảo tình hình buôn bán của quán ngày càng tốt.

 

Điểm chung và điểm khác biệt giữa Ibaraki và Hải Phòng

【Điểm chung】
Giữa hải Phòng và Ibaraki đều có một điểm chung mà chúng tôi nhận thấy là biển. Từ điểm chung đó nhóm chúng em đã quyết định chọn một chủ đề liên quan đến biển đó là tìm hiểu và phỏng vấn một số cửa hàng lưu niệm gần biển. Qua buổi phỏng vấn tìm hiểu và ghi chép chúng em nhận thấy một số điểm chung giữa cửa hàng Việt Nam và cửa hàng Nhật bản như sau:
・Nhắc đến biển vậy thì hải sản là điều mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên. Do vậy điểm chung mà chúng tôi đề cập đến đó chính là hải sản. Qua buổi phòng vấn của hai bên tôi nhận thấy cửa hàng của cả Việt Nam và Nhật bản đều có hải sản đã qua chế biến như một số loại cá, mực, ...... Có một số sản phẩm do chính cửa hàng chế biến và cũng có một số sản phẩm được nhập về từ các nơi khác.
・Điểm chung thứ hai mà chúng tôi nhận thấy đó chính là về khách hàng của cửa hàng. Cả hai bên đều có kiểu khách hàng tiêu thụ giống nhau đó là khách địa phương và khách du lịch. Vì là vùng biển nên điều không thể thiếu đó chính là khách du lịch.
・Điểm chung thứ ba đó là cách thức bán hàng. Cả hai bên đều có cách thức bán hàng cả trực tuyến và trực tiếp. Hình thức bán hàng trực tuyến ở cả hai bên đang trở hơn khá tích cực và phổ biến.
・Qua phỏng vấn chủ cửa hàng chúng tôi biết được rằng lượng tiêu thụ của cả hai đều khá ổn có thể nói là cao.
・Một điểm chung rất đặc biệt của cả Việt nam và Nhật Bản đó chính là tính mùa vụ. Ngoài các sản phẩm mà được tiêu thụ quanh năm thì cả hai bên đều có những sản phẩm mà thu hoạch theo mùa vụ. Bằng cách chế biến chúng, bạn có thể thưởng thức các sản phẩm ngon quanh năm.Đó là một điểm chung khá thú vị.
・Và một điều rất quan tâm vừa qua không chỉ Việt Nam mà cả Nhật bản cũng vậy đó chính là dịch Covid 19. Cả hai nước đều chịu những ảnh hưởng không hề nhỏ của việc Covid 19 mang lại. Qua phỏng vấn chúng tôi nhận thấy cả hai cửa hàng đều chịu một số ảnh hưởng của dịch Covid liên quan đến lượng khách du lịch đến mua tại cửa hàng. Đặc biệt là nguồn khách du lịch đến từ các nơi.

【Điểm khác biệt】
・Một số điểm khác biệt mà chúng tôi nhận thấy giữa Hải Phòng và Ibaraki: Trước hết về sản phẩm của cửa hàng. Chúng tôi nhận thấy rằng cửa hàng của bên Ibaraki đa dạng sản phẩm hơn ngoài hải sản thì còn có nông sản và một số thực phẩm khác. Nói chung là sản phẩm đa dạng hơn còn cửa hàng tại Hải Phòng sẽ tập chung vào các mặt hàng hải sản là chủ yếu.
・Điểm thứ hai đó là về việc chế biến, cửa hàng ở Hải Phòng tập trung chế biến vào các loại hải sản được đánh bắt còn Ibaraki ngoài chế biến hải sản thì còn chế biến cả nông sản. Đây là một điểm khá thú vị. Tuy nhiên một điều mà chúng tôi nhận thấy điểm khác biệt khá lớn đó là việc chế biến nước mắm tại cửa hàng. Điều này tôi chưa thấy bên cửa hàng của Nhật Bản.
・Điều thứ ba mà chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa hai bên đó là về kiểu khách hàng. Dù có điểm chung là cả hai bên lượng khách chủ yếu là khách địa phương và khách du lịch nhưng bên Hải Phòng sẽ tiêu thụ hàng hóa cho khách du lịch là chủ yếu còn bên Nhật Bản là khách địa phương.
・Và điều cuối cùng mà chúng tôi thấy được sự khác biệt qua việc lắng nghe và tìm hiểu đó là sau dịch bệnh covid thì bên phái Hải Phòng đã quay trở lại việc kinh doanh như bình thường thậm chí tốt hơn trước còn cửa hàng bên Ibaraki vẫn chưa ổn định, không bình thường vì lượng khách du lịch ngày càng giảm nên số lượng hàng hóa có xu hướng giảm theo

 

Nhận xét sau buổi phỏng vấn

<Đại học Ibaraki> 
Từ trước đến nay, sinh viên đại học Ibaraki hầu như không có kinh nghiệm trong việc tự lập kế hoạch và bao quát một cửa hàng, nên rất khó để quyết định về nhiều thứ khác nhau. Nhưng với sự hợp tác của cửa hàng, sinh viên Ibaraki đã có thể làm được điều đó bằng cách nào đó. Và bây giờ tôi cảm thấy rằng tôi đã có một trải nghiệm rất tuyệt. Ngoài ra, bằng cách tham gia phỏng vấn trực tuyến các cửa hàng ở Hải Phòng, phía bên đại học Nhật Bản đã có thể tìm hiểu về không khí của khu vực Hải Phòng cũng như biết được những điểm giống và khác nhau với Ibaraki, điều mà chắc chắn không thể hiểu được nếu không được tahm gia phỏng vấn trực tuyến nên thực sự rất thú vị. Hơn nữa, qua các cuộc phỏng vấn với các cửa hàng ở hai khu vực Ibaraki và Hải Phòng, sinh viên Ibaraki có thể khẳng định lại rằng hai khu vực này đang được hưởng lợi rất nhiều từ nguồn tài nguyên biển. Đây cũng có thể là một trong những điểm chung. Đại học Ibaraki rất vui nếu hai vùng Ibaraki và Hải Phòng được kết nối bằng cách tận dụng tốt nguồn tài nguyên tuyệt vời này của biển.
Ngoài ra, tôi cảm nhận rõ ràng tầm cao của rào cản ngôn ngữ trong các hoạt động. Các giáo viên đã phiên dịch trong cuộc phỏng vấn, nhưng rất khó để giới thiệu những thứ không tồn tại hoặc xa lạ đối với Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, đó là một cơ hội để tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau và giao tiếp với nhau thông qua sự khéo léo.
Mọi người ở Chợ Oarai Maiwai và chủ của cửa hàng Hùng Cúc, cửa hàng đặc sản hải sản
Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã cho chúng tôi cơ hội quý giá này!


Thông qua buổi phỏng vấn lấy tư liệu online của các bạn học sinh trường đại học Ibaraki về cửa hàng nông sản, nhóm 3 đại học Hải Phòng cảm thấy rất hào hứng khi có thể tìm hiểu thêm về các nông sản đặc sản của tỉnh Ibaraki. Trong buổi phỏng vấn, các bạn bên phía đại học Ibaraki đã đưa được ra những thông tin vô cùng thú vị về các món ăn được ưa chuộng và nêu được ra các quy trình, cách làm, thời gian và các loại khách hàng nổi bật. Những thông tin mà các bạn sinh viên Ibaraki chia sẻ đã giúp nhóm 3 đại học Hải Phòng có thêm rất nhiều các kiến thức về các món ăn đặc sản nổi tiếng thơm ngon của tỉnh Ibaraki đồng thời cũng làm trỗi dậy cảm giác hào hứng, tò mò và thích thú khi có thể đồng hành cùng các bạn trực tiếp tham gia các hoạt động phỏng vấn lấy tư liệu chứ không cần phải qua video quay lại. Các bạn sinh viên bên trường đại học Ibaraki cũng vô cùng chu đáo và cẩn thận khi lên kế hoạch, có kịch bản và câu hỏi vô cùng rõ ràng, lượng thông tin thu thập cũng rất nhiều và không quá gây khó hiểu cho phía Việt nam.